Hãy học TOEIC khi bạn là sinh viên năm nhất, năm 2

Không phải bàn cãi nhiều vì mỗi chúng ta ai cũng hiểu rằng trong xã hội ngày nay, tiếng Anh chiếm vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là kỹ năng Reading & Listening.Có một loại bằng phổ biến hiện nay giúp đánh giá thực lực kĩ năng Reading và Listening chính là TOEIC.

Đầu tiên mình sẽ giới thiệu qua khái niệm TOEIC là gì? Chứng chỉ TOEIC là gì?

TOEIC (viết tắt của Test of English for International CommunicationBài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế) là một bài thi nhằm đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ (không phải tiếng mẹ đẻ), đặc biệt là những đối tượng muốn sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế.

Bằng TOEIC ( Chứng chỉ TOEIC) là gì?

Nếu như IELTS, TOEFL yêu cầu bạn cả 4 kỹ năng Reading, Listening, Speaking,  Writing trong cùng 1 kỳ thi đánh giá thì với TOEIC, bạn có thể chia kì đánh giá của mình thành 2 phần: TOEIC Reading Listening và TOEIC Speaking Writing. Hai kĩ năng nền tảng cũng là bắt buộc với TOEIC là TOEIC Reading Listening với thang điểm /990. Hai kĩ năng nâng cao và hoàn toàn có thể thi riêng, đăng kí riêng là TOEIC Speaking Writing với thang điểm /200.

Sau khi bạn tham dự bài thi TOEIC, bạn sẽ nhận được Phiếu điểm báo cáo kết quả với các mục đã được phân tích chi tiết nhằm giúp thí sinh nhận biết được  khả năng của mình trong mỗi phần thi. Nếu bạn muốn được cấp thêm bằng chứng chỉ TOEIC (có thể gọi là bằng TOEIC), bạn phải nộp thêm lệ phí để được cấp bằng. Tuy nhiên mọi người đều công nhận phiếu báo điểm này là số điểm TOEIC chính thức. Vì vậy nếu không cần thiết bạn hoàn toàn có thể dùng phiếu báo điểm này.

Bảng điểm kết quả TOEIC 750/990

Bảng điểm kết quả TOEIC 750/990

 

Chứng chỉ TOEIC có 5 màu, tùy theo kết quả: cam (10-215), nâu (220-465), xanh lá cây (470-725), xanh da trời (730-855) và vàng (860-990).

Chứng chỉ TOEIC

Chứng chỉ TOEIC

Lưu ý  : Chứng chỉ TOEIC này có hiệu lực trong vòng 02 năm và được công nhận tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.Vì không có mức điểm đỗ hay trượt trong bài thi TOEIC nên tất cả mọi người đều có chứng chỉ.

Cấu trúc bài kiểm tra TOEIC

Bài thi sẽ được diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ, gồm 200 câu hỏi thuộc hai kỹ năng Nghe hiểu (Listening ) và Đọc hiểu (Reading)

Nghe hiểu (100 câu hỏi, 45 phút) gồm có 4 phần, nội dung trải dài trên các đoạn nghe hội thoại, miêu tả…

Đọc hiểu (100 câu hỏi, 75 phút) có 3 phần đọc hiểu

Hiện nay TOEIC được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường Đại Học và Cao Đẳng cũng như yêu cầu chuẩn tốt nghiệp, đầu ra bắt buộc với sinh viên (Thông thường ở mức điểm 450 trở lên).Nếu sinh viên không đạt được điểm số TOEIC này sẽ không được cấp bằng TỐT NGHIỆP.

Điểm bài thi TOEIC tối đa là 990 điểm ( Không phải là 1000 điểm như nhiều học sinh, sinh viên vẫn nhầm lẫn)

Một số mức điểm TOEIC

  • TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
  • TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
  • TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với SV tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
  • TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
  • TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ. 

Nên học TOEIC khi nào?

Như tiêu đề bài viết đã ghi rõ quan điểm của mình : ” Hãy học TOEIC khi bạn là sinh viên năm 1, năm 2 “. Tại sao lại không phải là năm 3, năm 4 mới học rồi thi luôn vì kết quả của bài thi TOEIC có hiệu lực trong vòng 02 năm?

Thứ nhất : Việc học tiếng Anh đòi hỏi sự tích lũy trong thời gian dài để các kỹ năng sử dụng tiếng Anh mới trở thuần thục.Học tiếng Anh không phải để đối phó mà để vận dụng,phục vụ cuộc sống. 

Thứ 2: Năm thứ nhất và năm thứ hai đại học thường là những năm học ít vất vả nhất và đa số là môn đại cương không mấy quan trọng. Đây chính là lúc bạn có thể dành thời gian để học tiếng Anh một cách dài hơi, từ gốc và học một cách bài bản.Nếu bạn dồn sang năm 3,năm 4 khi đó bạn phải tập trung vào các môn chuyên ngành, các kiến thức quan trọng phục vụ cho tương lai, cuộc sống sau này của bạn, khi đó bạn phải đầu tư thời gian cho nó nhiều hơn.Vậy thời gian đâu để các bạn học tiếng Anh TOEIC 1 cách bài bản nữa?Đó là chưa kể sẽ là tai họa hơn nếu bạn còn phải mất thời gian để thi lại hay học lại môn tiếng Anh. Hãy nhớ rằng ngay từ năm thứ hai trở đi, tiếng Anh đã phải trở thành một lợi thế đáng tự hào cho bạn, vì những cơ hội giao lưu, nghiên cứu, và cả công việc sẽ xuất hiện bất ngờ. Khi tiếng Anh là điểm mạnh thì bạn sẽ có ưu thế lớn nhất để nắm bắt được cơ hội.

 

Ở giới hạn bài viết này, mình chỉ khuyên các bạn nên bắt đầu học TOEIC từ khi còn là sinh viên năm nhất, năm 2 chứ chưa vội thi TOEIC sớm làm gì .Gần tốt nghiệp thì các bạn hẵng thi vì chứng chỉ TOEIC có thời hạn.Học ở đây không phải là xúi các bạn bỏ tiền triệu đến các trung tâm (Bạn nào có điều kiện thì nên vậy để được các thầy cô dạy 1 cách bài bản) ,không thì các bạn có thể học Online, học qua Youtube hoặc tìm kiếm tài liệu và tự học dần.Hiện nay nhiều công ty tuyển dụng đều yêu cầu bằng TOEIC đối với sinh viên khi xin việc (Với cty nước ngoàithì gần như là 100%), vì vậy sở hữu 1 điểm số TOEIC cao giúp bạn có cơ hội tìm được 1 công việc tốt, ổn định, lương cao.

1.4/5 - (80 bình chọn)