Nếu như kiến thức THCS, THPT là kiến thức nền tảng và giúp các bạn đạt được mục tiêu đỗ Đại Học. Thì các kiến thức bạn được dạy và học ở Đại Học sẽ quyết định công việc , nghề nghiệp và tương lai sau này của bạn. Bởi vậy, việc chọn ngành học là rất quan trọng mà trước đây Hùng đã từng có bài viết liên quan: Chọn ngành học theo sở thích, đam mê hay theo ý bố mẹ?
Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên hiện nay vẫn không biết cách sử dụng thời gian 4,5 năm Đại Học 1 cách hợp lý hay quá lãng phí thời gian, khi ra trường, các bạn chưa có kỹ năng vững vàng dẫn tới kho có 1 công việc ổn định. Mặc dù bạn tốt nghiệp loại giỏi nhưng chỉ trên mặt lý thuyết, còn bạn yếu thực hành, kỹ năng chuyên môn,bị động ở các phương diện khác thì bạn cũng không thể nào thành công trong công việc, sự nghiệp trong tương lai được
Vậy, 4 và 5 năm là sinh viên đó.Nên học như thế nào? Học gì đây?
Đầu tiên mà Hùng phải kể đến đó chính là tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu, giao tiếp mà Hùng luôn luôn nhắc tới Sinh viên năm nhất, năm 2 nên học gì, làm gì?..Trong xã hội phát triển và hội nhập này, bạn không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngoại ngữ này và trốn tránh nó được. Nếu trốn tránh đồng nghĩa bạn đang bỏ lỡ tương lai, cơ hội rộng mở về sau của bản thân.
Hãy học TOEIC khi bạn là sinh viên năm nhất, năm 2
5 website học Tiếng Anh online miễn phí tốt nhất Việt Nam
5 website giúp luyện nói Tiếng Anh trực tiếp với người nước ngoài
Khi các bạn đang là sinh viên năm nhất, năm 2.Khối lượng kiến thức chuyên ngành của các bạn chưa phải học nhiều ( Nếu nói hẳn ra là các bạn chỉ học các môn đại cương như Toán cao cấp,Triết học Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử văn minh thê giới.) nhưng môn này thì sẽ chẳng liên quan gì đến tương lai sau này của bạn cả (Trừ phi bạn học sư phạm ), vì vậy bạn chỉ cần học và sức, thi đủ qua môn là được.( Trừ những bạn muốn đạt kết quả giỏi, xuất sắc thì bắt buộc các bạn phải đầu tư) còn không thì các bạn nên dành thời gian để học Tiếng Anh, bởi tiếng Anh sẽ là 1 phần cuộc sống sau này của bạn.
Nếu như ở cấp 3, việc học các môn có thời khóa biểu định sẵn khoảng 4-5 tiếp mỗi ngày.Tức là các bạn không có quyền chọn lựa môn học, cứ thế học và thi.
Còn với đại học, các bạn Học theo hình thức tín chỉ.Là đơn vị căn bản để đo lường khối lượng kiến thức và đánh giá kết quả học tập, một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học. Điểm lợi là các bạn không phải tuân theo một thời khóa biểu nhất định mà được phép chọn những môn học mình cảm thấy thích nhất trong từng kỳ để học và còn được chọn cả thời gian học, giảng viên dạy nữa. Nếu đủ sức, các bạn có thể hoàn toàn gánh thêm những môn dành cho kỳ sau. Nói cách khác, với tín chỉ, các bạn có thể ra trường sớm hơn thời gian bắt buộc phải học là 4 – 5 năm.
Vì vậy, các bạn có thể sắp xếp, bố trí có thể học tiếng Anh ở trường ngay năm đầu tiên, năm 2. Rồi kết hợp học thêm, tự học để sang năm 3, năm 4 các bạn sẽ khá vững vàng trong việc giao tiếp, đọc tài liệu tiếng Anh rồi, như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn!
Nhưng các bạn nên lưu ý nên có chiến lược chọn môn hợp lý, không nên quá tham lam dồn quá nhiều môn nặng lý thuyết vào 1 kỳ, như vậy không những chẳng ra trường được sớm mà thi rớt môn còn phải học lại, tốn tiền thêm nữa.
Khi bước sang năm 3, năm 4 Sinh Viên
Đây sẽ là thời gian bạn phải tập trung học các môn chuyên ngành, bạn nên cố gắng dành nhiều thời gian cho các môn này và bổ sung thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Quan trọng nhất vẫn là …tự học.
Ở đại học, thầy cô không dạy kỹ càng, chi tiết hình thức viết chép như thời học sinh mà sẽ chạy khá nhanh, cũng không có các lớp học thêm, học bớt như ở thời học sinh chính vì vậy bắt buộc các bạn phải tự tìn tòi, nghiên cứu tài liệu.