Như các bạn đã biết, Toán là một môn thi cực kỳ quan trọng.Nó xuất hiện ở hầu hết các khối thi, tổ hợp môn thi đại học và là 1 trong 4 môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT Quốc Gia hiện nay.Do vậy số lượng thí sinh dự thi môn Toán gần như là 100%.
Kiến thức thi môn Toán cũng đặc biệt khi phân hóa rộng từ lớp 10 tới lớp 12. Mà đặc biệt những câu chiếm điểm cao trong đề thi đều rơi vào kiến thức lớp 10,11. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng “Việc ôn thi môn Toán là vô cùng quan trọng “
Sau đây, Hùng sẽ chia sẻ cùng các bạn một số kinh nghiệm ôn thi và thi Môn Toán để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi ôn thi môn Toán
Tuyệt đối không bỏ qua kiến thức lớp 10, 11: Chương trình toán lớp 10, 11 chủ yếu là phần kiến thức nền tảng về hình học không gian,hình học phẳng Oxy, lượng giác và đại số (phương trình, bất phương trình và hệ phương trình). Đây là nội dung được đánh giá khó và thường KHÔNG THIẾU trong các đề thi đại học (Năm 2015 gọi là kỳ thi THPT Quốc Gia).Những kiến thức này trong chương trình lớp 12 không dạy lại.Bởi vậy, thí sinh nên chủ động ôn thi kỹ, nắm vững phần này để tránh bỡ ngỡ khi làm bài thi sẽ không thể đạt được điểm số cao. Từ năm 2018, BGD & ĐT cũng đã công bố với hình thức thi trắc nghiệm,đề thi môn toán sẽ có các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11 và từ năm 2019 là cả lớp 10.
Ôn tập kỹ từng bài, từng chương: Khi ôn tập môn toán, các bạn cần bám sát nội dung sách giáo khoa, học thật kỹ phần lý thuyết rồi áp dụng làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Đặc biệt ở kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015, điểm 6 và 7 chỉ rơi vào tầm kiến thức mà một học sinh trung bình cũng có thể đat được nếu chăm chỉ, bám sát bài tập SGK mà làm.Một khi đã nắm chắc phần cơ bản mới chuyển sang phần nâng cao để đạt được số điểm cao hơn. Nếu không có các tài liệu thích hợp, các bạn hoàn toàn có thể tải các đề thi thử toán có đáp án mới nhất năm 2018, 2019, 2020 tại dethithu.net về để luyện tập các dạng bài tập, câu hỏi theo chuyên đề có trong đó. Sau đó tham khảo lời giải của các giáo viên đi kèm để học hỏi thêm
Tập thói quen HỌC NHÓM: Học thầy chẳng tày học bạn.Học nhóm giúp bạn phát huy tối đa khả năng của bản thân, đồng thời các thành viên trong nhóm có thể phối hợp để bổ sung kiến thức cho nhau một cách hiệu quả. Việc cùng tuổi,bạn bè với nhau giúp mỗi người giao tiếp thoải mái hơn là tâm lý e ngại khi hỏi bài thầy cô. Ngoài ra, học nhóm còn giúp thí sinh tránh được những áp lực khi ôn thi.
Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi:
Không nên học ngay sau bữa ăn.
-Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút – 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.
– Không nên học quá khuya sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm trí nhớ kém hơn. Khi học bài, làm bài tập, đề thi, các bạn nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao. Không nên sử dụng điện thoại khi học bài.Ngoài ra, các bạn cũng nên dành từ 30 – 60 phút để chợp mắt vào buổi trưa để có được tinh thần tỉnh táo vào buổi tối, đừng bao giờ cắt xén thời gian ngủ vì sẽ tác động xấu đến việc tiếp thu kiến thức của các bạn.
Thiết lập 1 thời gian hợp lý: Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời đạt được kết quả cao nhất cần vạch ra kế hoạch ôn tập. Trong khi nghe thầy cô giảng bài, nếu có những điều chưa hiểu rõ có thể hỏi thầy cô giáo hoặc bạn bè để bổ sung kiến thức kịp thời. Đặc biệt, các bạn nên sắp xếp học bài sớm nhất sau khi nghe giảng để lưu giữ kiến thức tốt hơn. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức.