Với một người mới học ngoại ngữ thì kỹ năng nghe là một kỹ năng khó. Cảm giác “như vịt nghe sấm” khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Bài viết này chia sẻ bí quyết giúp bạn nghe tốt không chỉ riêng Tiếng Anh mà còn các ngoại ngữ khác.
Cách nghe tốt Tiếng Anh?
Phương pháp nghe tốt Tiếng Anh?
Vậy bí kíp ở đây là gì?
Vượt qua rào cản tâm lý
Có nhiều người trong chúng ta bị ảnh hưởng bởi phương pháp học ngoại ngữ “cổ lỗ sĩ” của nền giáo dục trước, mang trong mình tâm lý “học bao nhiêu năm vẫn dốt thì bây giờ học làm sao khá lên được”. Thật ra là do học không đúng phương pháp. 12 năm học mà năm nào cũng học đi học lại thì hiện tại đơn thì giỏi làm sao được? Nếu học đúng phương pháp, một học sinh từ con số 0 chỉ mất 1 năm là có thể đạt mức cơ bản (elementary) và 2 năm đã đạt mức trung cấp (intermediate). Nếu là trẻ em thì thời gian nên dài hơn vì trí nhớ và độ tập trung chưa cao. Với người trưởng thành, bạn chỉ mất 2 năm để thông thạo tiếng Anh. Có gì là không thể?
Thật ra trong 4 kỹ năng thì nói và viết khó hơn nghe và đọc rất nhiều. Vì thế với kỹ năng NGHE bạn hoàn toàn có thể tin rằng: NẾU HỌC ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP, BẠN SẼ NGHE ĐƯỢC TIẾNG ANH TRONG THỜI GIAN 6 THÁNG – 1 NĂM. ĐỦ ĐỂ ĐẠT 600 TOEIC HOẶC 5.0 IELTS. ĐỦ ĐỂ NGHE NÓI VỚI MỘT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
Sau khi đọc xong bí kíp này và luyện theo nó, bạn sẽ nghe được. Đó là điều chắc chắn, không còn gì phải bàn cãi.
Bí quyết luyện nghe Tiếng Anh từ con số 0
Có nhiều người lại muốn xem phim, nghe nhạc hay nghe tin tức mà không cần phụ đề. Kinh nghiệm từ cá nhân cô Ma Phư thì cái món đó sẽ hơi khó luyện một chút, cần phải có nhiều từ vựng chuyên sâu hơn cũng như phải rèn luyện nghe song ngữ một thời gian.
Con số 0
Thật ra hầu hết học sinh Việt đều ở …….. số 1 hoặc số 2, chứ ít người ở số 0. Học 12 năm thì ít nhiều cũng có cái-gì-đó trong đầu. Tuy nhiên, để học cho bài bản, cô sẽ giới thiệu phương pháp luyện thực sự từ con số 0 nhé.
Phương pháp này chia nhỏ làm nhiều giai đoạn. Tuy nhiên điều quan trọng tối thiểu là phải dành thời gian cho nó. 1 ngày cần phải nghe ít nhất 1h, vào giờ nào cũng được. Nhưng không nghe quá nhiều, dễ điếc tai và lại nhanh chán Cũng không được bỏ ngày nào. Ngày nay các thiết bị nghe nhìn quá sẵn. Hãy luôn có bài nghe bên cạnh mình.
Nào, giờ chúng ta bắt đầu nhé.
Giai đoạn 1: Học từ mới, nghe và chép chính tả
Chúng ta cần phải tăng vốn từ vựng thì mới có thể nghe một cách hiệu qủa được. Bắt đầu bằng cách học từ mới có trong bài chính tả, sau đó chúng ta nghe và chép lại những gì mình nghe được.
Luyện trong khoảng 1 tháng. Sau đây là các nguồn để chúng ta lựa chọn và tham khảo. Mỗi ngày nghe 1 bài dài khoảng 200 – 300 từ. Có thể ít hơn nếu bạn ít động lực, quá sợ học, sợ choáng và trẻ nhỏ.
Lưu ý nên chọn các chủ đề thật dễ và tăng độ khó dần dần. Chủ đề cũng nên bao quát cuộc sống của chúng ta, tránh tập trung quá nhiều vào một chủ đề riêng lẻ nào đó. Chúng ta cũng có thể bắt đầu bằng bài tập nghe và điền từ vào chỗ trống thay vì phải dừng băng và chép chính tả cả bài. Tuy nhiên, cách nào công phu hơn thì tất nhiên hiệu qủa cũng cao hơn.
Giai đoạn 2: Nghe và đọc to
Vẫn là các bài ở giai đoạn 1. Nghe xong thì đọc to lên. Việc đọc to sẽ giúp chúng ta ghi nhớ cách phát âm của từ đó. Đồng thời dịch toàn bộ đoạn văn ra tiếng Việt. Nghe và cảm nhận ý nghĩa của một đoạn văn tiếng nước ngoài.
Giai đoạn này mất tiếp 1 tháng.
Hết giai đoạn này, bạn vừa rất nhớ từ vựng vừa nắm rõ cách phát âm của các từ. Bạn sắp giỏi tiếng Anh rồi đó!
Giai đoạn 3: Nghe & Đoán
Giai đoạn này nhất thiết cũng phải bắt đầu từ dễ đến khó. Bạn tìm một cuốn sách, có thể là Headway hay một giáo trình giao tiếp cơ bản nào đó. Mở script (là kịch bản của bài nghe, người ta nói gì trong băng sẽ ghi ra script y như vậy) ra. Bạn hãy thử dịch script. Nếu bạn dịch được 80-90% thì đó là giáo trình phù hợp.
Bắt đầu giai đoạn này thì chúng ta sẽ nghe. Chỉ nghe và thử cố gắng hiểu xem họ nói gì thôi. Lúc này chúng ta sẽ phải vừa nghe vừa đoán, vì có từ chúng ta biết, có từ chúng ta không biết. Có chỗ chúng ta biết nhưng người ta lại nói quá nhanh. Nên nghe theo cụm, theo cả câu, ghép các từ chúng ta biết lại và đoán nghĩa. Ban đầu chưa quen, đoán sai nhiều. Chúng ta sẽ xem script và rút kinh nghiệm. Dần dần bạn sẽ đoán nghĩa tốt hơn. Đừng lo lắng!
Nếu giáo trình mà dịch script thì hiểu mà nghe không nổi thì hoàn toàn là do tốc độ nói quá nhanh hoặc âm điệu của người nói quá khó nghe. Nên đổi giáo trình chậm hơn và dễ nghe hơn.
Giai đoạn này không giới hạn thời gian. Nghe đến bao giờ nghe được cách sách giáo trình ở trình độ Elementary/Lower Intermediate thì thôi. Tuy nhiên, nói cho bạn yên tâm, hầu hết người học đã trải qua bước 1 và 2 một cách cần mẫn, mỗi ngày 1h thì giai đoạn này chỉ mất 3 tháng.
Tổng cộng 5 tháng để từ không biết gì lên mức cơ bản. Thật không thể tin được!
Tiếp theo giai đoạn này, bạn nên làm thêm nhiều bài tập nghe hiểu khác, ví dụ nghe trả lời câu hỏi, làm bài tập nghe theo các dạng thức thi IELTS hoặc TOEIC đều rất tốt.
Bí quyết luyện nghe Tiếng Anh từ con số 0
Giai đoạn 4: Mở rộng dạng thức luyện nghe
Đã đến lúc kiểm chứng rồi! Nếu bạn chỉ nghe được băng thì sau này không có sự tự tin trong giao tiếp phải ko?
Vậy tại sao không thử tham gia một lớp học giao tiếp với người bản ngữ.
Bạn cũng bắt đầu tập nói tiếng Anh kể từ lúc này được rồi.
Bạn hãy nghe thêm nhiều bài nghe khó hơn và cũng có thể tập nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, kinh nghiệm của cô Mai Phương là nên tập trung luyện thi một kỳ thi quốc tế có phần thi nghe. Vì khi luyện các bài thi này, chúng ta sẽ tiếp xúc với nhiều chủ đề khác nhau. Đồng thời có thể đo lường được chính xác khả năng của chúng ta ở mức nào. Vì đó chính là mục tiêu của các bài thi chứng chỉ tiếng Anh mà. Ví dụ: nếu nghe được 400+ TOEIC thì bạn ở mức độ nào, nghe được bao nhiêu, giao tiếp được chưa? Nó có thang và định mức hết cả rồi. Chúng ta lyện như vậy thì nắm rõ được sự tiến bộ của bản thân cũng như có được cái “đích” để hướng đến.
Khi em đạt TOEIC 900 và IELTS 7.0 thì khỏi nói rồi phải ko? Quá tuyệt vời!
Chúc các em thành công nhé!
Hay do nha ban
🙂 ^.^