Thuyết trình là một trong số kỹ năng mềm cực kỳ cần thiết với các bạn Sinh Viên.Dù vậy nhưng ở nhiều trường đại học hiện nay chưa chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng này cho sinh viên khiến cho nhiều bạn, ngay cả sinh viên sau khi ra trường vẫn không biết được kỹ năng thuyết trình và rất rút rè trước đám đông.
Bài viết này Hùng sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết đẻ có một bài thuyết trình hiệu quả tốt nhất.
Về phần nội dung bài thuyết trình: Bạn hãy dành thời gian nghiên cứu chủ đề bạn thuyết trình, hình thành ý tượng, các ý chính cần đề cập tới.Nội dung cũng chính là một phần cốt lõi quyết định sự thành công ở bài thuyết trình của bạn.Bạn phải nhớ rằng đối tượng bạn hướng đến trong bài thuyết trình thuộc nhiều độ tuổi, ngành nghề khác nhau.Vậy nên bài thuyết trình phải bảo đảm nội dung dễ hiểu, dễ hình dung, tiếp cận với tất cả mọi người
Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng sao cho Logric với các phần của một bài thuyết trình, có mở bài, thân bài lẫn kết bài
Dụng cụ hỗ trợ: Sử dụng giấy ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn rồi cố gắng ghi nhớ các ý chính đó.Bạn nên nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Việc sử dụng giấy ghi chú cũng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều.Từ các ý chính đó khi thuyết trình sẽ phát triển thêm.Bảo đảm bài thuyết trình sau này sẽ có những ý chính đó.
Thực hành trước ở nhà: Muốn đạt hiệu quả cao cho bài thuyết trình thì khi ở nhà bạn cần thực hành, tập thuyết trình nhiều lần.Có thể đứng trước gương,dụng cụ máy quay hình,máy ghi âm để có thể nhìn lại những điểm thiếu sót để sửa chữa.tập luôn biểu cảm khi nói
5 đến 10 phút đầu khi thuyết trình chính là thời gian để bạn làm chủ cảm xúc và nó có thể quyết định sự thành công cả bài thuyết trình của bạn, vậy nên cần giữa được bình tình, kiểm soát được tâm lý.Đầu xuôi thì đuôi mới lọt.
Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với bạn bè,. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
– Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt.
– Giao tiếp bằng mắt (eye contact): Phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu thấy nhiều người không tập trung vào bài thuyết trình của bạn thì hãy điều chỉnh lại và tìm cách tạo sựự hứng thú
– Sự rõ ràng trong cách thuyết trình: Giọng phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả củaa bạn tuyệt đối không sử dụng từ ngữ địa phương.Nhịp điệu, ngắt quãng, cách tạm dừng đúng chỗ sẽ tạo thêm điểm nhấm cho phần thuyết trình của bạn
Ngôn ngữ và cử chỉ̉
– Cách đi đứng: Một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn. Không nên đứng yên một chỗ trong khi thuyết trình
– Điệu bộ: Cố gắng giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp đi lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả.
Nếu buổi thuyết trình của các bạn có hỗ trợ máy chiếu, việc sử dụng Powerpoint sẽ là 1 lợi thế lớn cho bạn.Tuy nhiên bạn không quá phụ thuộc vào nó và chú ý cách trình bày 1 bài powerpoint hỗ trợ bảo đảm các yếu tố sau.
+Không có quá nhiều nội dung, nhiều chữ chi chít.
+ Sử dụng font chữ, cỡ chữ dễ đọc, dễ nhìn
Hãy để powerpoint là 1 công cụ hỗ trợ hiệu quả chứ không phải nhìn vào nội dung đó và đọc lại.
Chúc bạn có một bài thuyết trình thành công!