Trắc nghiệm lý thuyết, bài tập Polime – vật liệu Polime có đáp án

Chuyên đề Polime và vật liệu polime là kiến thức thuộc chương 4 Hóa Học lớp 12 và cũng nằm trong đề thi THPT Quốc Gia nhưng thiên về các câu hỏi lý thuyết.

Tài liệu ôn thi THPT môn hóa có đáp án này rất chi tiết được chia làm 2 phần là câu hỏi định tính ( trắc nghiệm lý thuyết, đại cương về Polime ) và phần câu hỏi định lượng với các dạng bài toán, bài tập Polime thường xuất hiện trong các đề thi.

Trích dẫn một số câu hỏi trong phần trắc nghiệm lý thuyết.

Dạng 1. Khái niệm – Phân loại

Câu 2: Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polime được gọi là
A. số monome
B. hệ số polime hóa
C. bản chất polime
D. hệ số trùng hợp
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 4: Thế nào là phản ứng đồng trùng hơp?
A. Các monome giống nhau kết hơp lai thành polime
B. Các monome có các nhóm chức kết hơp với nhau
C. Môt monome tạo thành nhiều loa ̣i hơ ̣p chất khác nhau
D. Hai hay nhiều loa ̣i monome kết hơ ̣p la ̣i thành polime
Câu 5: Khái niệm nào sau đây phát biểu không đúng?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
B. Monome và mắt xích trong phân tử polime là một.
C. Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
D. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi đun nóng.

Dạng 2. Tính chât – Ứng dụng – Điều chế.
Câu 6: Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.
B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng.
C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.
D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.
Câu 7: Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?
A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. Khi nóng chảy, đa số polime cho chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo.
C. Một số polime không nóng chảy khi đun mà bị mà phân hủy, gọi là chất nhiệt rắn.
D. Polime không tan trong nước và trong bất kỳ dung môi nào.
Câu 8: Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì:
A. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (- CO – NH -) trong phân tử kém bền với nhiệt.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.
C. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.
D. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.

Dạng 3. Tổng hợp Polime.
Câu 38: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6.
B. tơ tằm.
C. tơ visco.
D. tơ capron.
Câu 39: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo ?
A. Tơ nilon-6,6.
B. Tơ axetat.
C. Tơ capron.
D. Tơ tằm.

II. Các dạng bài tập polime và vật liệu polime

Dạng 1 : Tính số mắt xích hoặc xác định cấu tạo mắt xích của polime

Câu 1: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15000 đvC. Số mắt xích trung bình trong phân tử của loại tơ này gần nhất là:
A. 145.
B. 133.
C. 118.
D. 113.
Dạng 2 : Phản ứng clo hóa
Câu 13: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị clo hoá. % khối lượng clo trong tơ clorin là :
A. 61,38%. B. 60,33%. C. 63,96%. D. 70,45%.
Câu 12: Tiến hành clo hoá poli(vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo ?
A. 1 B.2 C. 3 D.4
Câu 13: Clo hoá PVC thu được tơ clorin. Trung bình 5 mắt xích PVC thì có một nguyên tử H bị clo hoá. % khối lượng clo trong tơ clorin là :
A. 61,38%. B. 60,33%. C. 63,96%. D. 70,45%.
Câu 14: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là :
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
on_thi_THPT_mon_Hoa_bai_tap_Polime_va_vat_lieu_Polime

Dạng 3 : Phản ứng lưu hóa cao su
Câu 17: Một loại cao su lưu hoá chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S–S–, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su.
A. 52. B. 25. C. 46. D. 54.
Dạng 4 : Phản ứng cộng
Câu 21: Cứ 45,75 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 20 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là
A. 1 : 2. B. 3 : 5. C. 2 : 3. D. 1 : 3.
Dạng 5 : Phản ứng thủy phân, phản ứng trùng hợp, trùng ngưng
Câu 27: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là :
A. 453. B. 382. C. 328. D. 479.
Dạng 6 : Đốt cháy polime
Câu 38: Nếu đốt cháy hết m kg PE cần 6720 lít oxi (đktc). Giá trị m và hệ số trùng hợp polime lần lượt là:
A. 8,4 kg; 50.
B. 2,8 kg; 100.
C. 5,6 kg; 100.
D. 4,2 kg; 200.
Dạng 7 : Điều chế polime
Câu 50: Thể tích khí dầu mỏ chứa 80% metan (đktc) để điều chế 810 kg cao su Buna với hiệu suất toàn bộ quá trình 75% là :
A. 1344 m3.
B. 1792 m3.
C. 2240 m3.
D. 2142 m3.

3/5 - (4 bình chọn)
LINK TẢI VỀ MÁY
Download
Nếu link tải phía trên bị lỗi, các bạn có thể tải về bằng link dự phòng : Link Google | Dropbox Server
  • Add Your Comment