Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Toán 2016 chuyên Vĩnh Phúc lần 3 được ra gồm 10 câu hỏi nhiều dạng bài bám sát cấu trúc, tương tự như 1 đề thi thiệt. Rất phù hợp cho sĩ tử luyện đề tham khảo. Quý thầy cô và các bạn học sinh có thể tải file PDF đầy đủ cả đề lẫn đáp án ở LINK cuối bài viết
Câu hỏi hình Oxyz và Oxy trong đề
Câu 6 (1,0 điểm). Trong không gian với hệ tọa độ (Oxyz ) , cho các điểm M(1; -2; 0 ), N(-3; 4; 2) và mặt phẳng ( P) 2x + 2y + z – 7 = 0 . Viết phương trình đường thẳng MN và tính khoảng cách từ trung điểm của đoạn thẳng MN đến mặt phẳng (P)
Câu 7 (1,0 điểm). Cho hình chóp S ABC. có đáy ABC là tam giác đều cạnh a Gọi I là trung điểm cạnh AB .Hình chiếu vuông góc của đỉnh S trên mặt phẳng đáy là trung điểm H của CI, góc giữa đường thẳng SA và mặt đáy bằng 60 độ . Tính theo a thể tích khối chóp S ABC. và khoảng cách từ điểm H đến mặt phẳng (SBC ) .
Câu 8 (1,0 điểm)
Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy , cho hai đường thẳng d1 : 3x – 4y – 8 = 0, d2: 4x + 3y – 19 = 0 . Viết phương trình đường tròn (C) tiếp xúc với hai đường thẳng d1 và d2 , đồng thời cắt đường thẳng denta : 2x- y – 2 = 0 tại hai điểm A B, sao cho AB = 2.căn5 .
Mời các bạn tham khảo và tải thêm 2 đề thi môn Toán của chuyên Vĩnh Phúc năm 2016 website đã đăng tải trước đây.
Đề Thi Thử môn Toán năm 2016 THPT chuyên Vĩnh Phúc lần 1 có đáp án
Đề thi thử môn Toán năm 2016 THPT chuyên Vĩnh Phúc lần 2
Mih mun tai về dk k?
Link tải được đính kèm ở ngay cuối bài viết đó bạn.Bạn đọc kỹ bài viết và quan sát kỹ nhé :haha:
chỉ một lời thôi : ” cám ơn bạn rất nhiều” hi vọng ad luôn khỏe và nhiệt huyết như ngày đầu :baffle: :baffle: :baffle: :baffle:
câu 4: v=X^2 chứ ko có +9
đáp án bài 4 là 25ln(25) – 9ln(9) +240 nha bạn :)))
Bạn không phân biệt đc đáp án của bạn và đáp án ở trên là giống nhau sao?Đáp án của bạn là chưa tối giản.Còn của người ta ra I1=256. I2= 25ln(25) – 9ln(9) -16.
=> I= I1+I2= 25ln(25)-9ln(9)+240 (Giống bạn).Nhưng họ đã làm thêm bước rút gọn lại
Kết quả của bạn chưa rút gọn hoàn toàn cái Ln.Khi chấm có thể bị mất điểm
Không hiểu bản chất của nguyên hàm ( tích phân k cận) thì k nên bình luận
2x khi nguyên hàm sẽ cho ra x^2 +C. ( C ở đây là 1 số, có thể là 9, -9 hay 1000.Thậm chí là 1 tỷ.Bởi nguyên hàm là ngược của đạo hàm, khi đạo hàm ngược lại thì x^2+c luôn ra 2x).Thông thường người ta chọn C =0 nên 2x nguyên hàm mới ra x^2.Còn ở đây tác giả đáp án chọn c=9 để ra x^2+9 là có ya đồ ở cách giải, rút gọn lời giải rất ngắn.