Sinh học là môn thi thuộc tổ hợp KHTN trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2017. Tuy đây là môn thi được khá ít sĩ tử chọn đê xét tuyển Đại Học vì chủ yếu các ngành học xét tuyển môn Sinh đều thuộc khối Y Học. Tuy nhiên không phải vậy mà BQT lơ đi các đề thi thử môn Sinh. Chúng tôi vẫn sẻ đăng tải ngay khi có nguồn đề mới. Vì vậy, các bạn sĩ tử khối B hãy yên tâm ghé thăm website thường xuyên nhé.
Ở bài viết này, chúng tôi gửi tới các bạn đề thi thử thpt quốc gia môn Sinh lần 3 năm 2017 của trường THPT chuyên ĐH Vinh. Ngôi trường THPT luôn được đánh giá cao về chất lượng ra đề thi thử, sự quan tâm đến việc ôn thi đại học của nhà trường đối với học sinh được thể hiện qua từng năm với số lượng thi thử mỗi năm lên tới 4,5 lần với đầy đủ các môn thi
Xem trực tuyến đề thi mã đề 132 . Các bạn có thể tải FULL file PDF gồm 7 trang cả đáp án ở cuối bài viết
Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết từ đề thi thử chuyên ĐH Vinh lần 3 năm 2017
Câu 3: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?
A. Kiểu tăng trưởng. B. Nhóm tuổi. C. Thành phần loài. D. Mật độ cá thể.
Câu 4: Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể. B. cá thể, quần thể.
C. cá thể. D. tất cả các cấp tổ chức sống.
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là quan điểm của Đacuyn về tiến hóa?
A. Loài mới được hình thành trên cơ sở của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
B. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định.
D. Biến dị xác định ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
Câu 6: Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều
A. đàn gà rừng. B. các loài sò sống trong phù sa.
C. các loài sâu trên tán cây rừng. D. cây thông trong rừng.
Câu 7: Các sinh vật trong quần xã phân bố
A. theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. B. đồng đều và theo nhóm.
C. ngẫu nhiên và đồng đều. D. theo chiều thẳng đứng và theo nhóm.
Câu 9: Trong quá trình làm tiêu bản nhiễm sắc thể tạm thời của tế bào tinh hoàn châu chấu, dung dịch oocxêin axêtic 4-5% có vai trò
A. loại bỏ chất nguyên sinh trong tế bào. B. nhuộm màu nhiễm sắc thể.
C. cố định nhiễm sắc thể. D. tách rời các nhiễm sắc thể.
Câu 10: Ở mèo, kiểu gen DD quy định màu lông đen; dd quy định màu lông hung; Dd quy định màu lông tam thể. Gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không phát sinh đột biến mới. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Không xuất hiện mèo đực tam thể.
B. Những con mèo đực lông đen luôn có kiểu gen đồng hợp.
C. Ở mèo cái, mèo tam thể thường xuất hiện với tỉ lệ lớn.
D. Cho mèo đực lông hung giao phối với mèo cái lông đen, đời con chắc chắn xuất hiện mèo tam thể.
Câu 12: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?
A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã. B. Phân giải prôtêin.
C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit. D. Cấu tạo nên ribôxôm.
Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm?
A. Ribôxôm cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị bằng nhau.
B. Được cấu tạo từ ARN và prôtêin histon.
C. Hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã.
D. Ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân thực.
Câu 14: Phương pháp nào sau đây giúp thu được sản lượng cây trồng đạt hiệu quả cao và bền vững nhất?
A. Trồng một giống cây có năng suất cao trong điều kiện tự nhiên.
B. Trồng nhiều giống cây có năng suất khác nhau trong điều kiện tự nhiên.
C. Trồng nhiều giống cây có năng suất khác nhau trong nhà kính.
D. Trồng một giống cây có năng suất cao trong nhà kính.
Câu 15: Tính trạng có mức phản ứng rộng là
A. những tính trạng phụ thuộc vào giống.
B. những tính trạng phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
C. những tính trạng phụ thuộc nhiều vào kiểu gen.
D. những tính trạng mà sự biểu hiện do yếu tố nhiệt độ quy định.
Câu 16: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ
A. hỗ trợ. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hợp tác.
Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tác động đa hiệu của gen?
A. Gen tác động đa hiệu chủ yếu gặp ở thực vật.
B. Nhiều gen cùng quy định một tính trạng.
C. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.
D. Sản phẩm của gen ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
Một số câu bài tập môn sinh hay và khó của đề thi
Câu 35: Ở một loài động vật, xét hai gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau; mỗi gen có hai alen và quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cá thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phối với nhau thu được F1. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau thu được F2 có 6 kiểu hình. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có tối đa bao nhiêu phép lai ở F1 thỏa mãn?
A. 3. B. 2. C . 4. D. 5.
Câu 36: Ở một loài động vật, xét hai gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Mỗi gen gồm hai alen và quy định một tính trạng. Alen trội là trội hoàn toàn, nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy ra ở một giới với tần số bất kì. Cho hai cá thể dị hợp tử về hai cặp gen giao phối với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ thu được F1 toàn cà chua thân cao, quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 718 cây thân cao, quả đỏ; 241 cây thân cao, quả vàng; 236 cây thân thấp, quả đỏ; 80 cây thân thấp, quả vàng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Cho hai cây F2 có kiểu hình khác nhau về hai tính trạng giao phấn với nhau. Có tối đa bao nhiêu phép lai mà đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1?
A. 6. B. 2. C. 3. D. 4.
Giải giúp e câu 38 và 39 trong đề thi thử môn sinh lần 3 chuyên Vinh với ạ.
Cho em hỏi câu 25,vì sao trong lưới thức ăn chỉ có 8 chuỗi thức ăn đc ạ. Đk để trở thành một chuỗi thức ăn chỉ cần gồm svsx–>svtt–>svpg. Tuy nhiên trong hầu hết sơ đồ k có ghi svpg vì liền sau mỗi bậc đều có svpg nên k cần ghi cũng tự hiểu là có svpg. Vậy sơ đồ trên có nhiều hơn 8 chuỗi mới đúng chứ ạ. Chỉ cần hai bậc đ trở lên là dc 1 chuỗi