6 phương thức biểu đạt trong văn bản

Phương thức biểu đạt là gì? Có bao nhiêu phương thức biểu đạt trong văn bản và cách phân biệt, đặc trưng của từng phương thức. Đây là một trong những phần kiến thức tiếng Việt quan trọng thường xuất hiện trong phần đọc hiểu văn bản của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn bên cạnh những câu hỏi liên quan đến các phần ngữ pháp.

Các phương thức biểu đạt, cách phân biệt

1. Tự sự

Kể lại một chuỗi các sự việc. Sự viêc này dẫn đến sự việc kia, tạo nên một mạch hoàn chỉnh, không quan tâm đến thái độ và quan điểm của tác giả. Có thể nhận biết phương thức biểu đạt tự sự qua nét đặc trưng sau:

  • Có cốt truyện
  • Có nhân vật tự sự, sự việc
  • Có ngôi kể thích hợp.
  • Rõ tư tưởng, chủ đề.

2. Miêu tả

Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

3. Biểu cảm

Dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về một sự vật, sự việc. Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác.

4. Thuyết minh

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

5. Nghị luận

là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

6. Hành chính – công vụ

Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

Hi vọng với những kiến thức đã chia sẻ qua bài viết. Học sinh có thể nằm vững được các phương thức biểu đạt, đồng thời biết cách phân biệt; vận dụng chúng trong các bài văn hoặc để làm tốt bài thi THPT quốc gia môn Ngữ văn.

4.2/5 - (2407 bình chọn)
  • Add Your Comment