THPT Chuyên ĐH Vinh luôn là trường đầu tư kỹ lưỡng trong khâu chuẩn bị và ra đề thi thử. Bởi vậy, mỗi năm các kỳ thi thử của trường luôn được nhiều giáo viên, học sinh quan tâm và sưu tầm đề thi để luyện tập. Nắm bắt được điều đó, dethithu.net luôn cập nhật không bỏ sót đợt thi thử nào của trường ở hầu hết các môn thi. Lần này, chúng tôi gửi tới các bạn đề môn Sinh lần 2 năm 2017 của trường THPT chuyên ĐH Vinh có đáp án
Trích 1 số câu hỏi trắc nghiệm từ đề thi của trường
Câu 1: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể của quần thể tăng quá cao hoặc giảm xuống quá thấp được gọi là
A. cân bằng sinh học. B. khống chế sinh học.
C. trạng thái cân bằng của quần thể. D. biến động số lượng cá thể của quần thể.
Câu 2: Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở
A. kỉ Silua. B. kỉ Đệ tam. C. kỉ Jura. D. kỉ Phấn trắng.
Câu 3: Ở động vật, để tạo nguyên liệu cho nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện tính trạng, người ta dùng phương pháp
A. lai xa đa bội hóa. B. cấy truyền phôi. C. nhân bản vô tính. D. gây đột biến.
Câu 4: Đột biến gen thường xảy ra khi
A. NST đóng xoắn. B. phiên mã. C. ADN nhân đôi. D. dịch mã.
Câu 5: Gai xương rồng và gai hoa hồng là bằng chứng về
A. cơ quan tương tự. B. cơ quan tương đồng.
C. cơ quan thoái hóa. D. phôi sinh học.
Câu 6: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li
A. cơ học. B. sinh cảnh. C. tập tính. D. thời vụ.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với qui mô nhỏ.
B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài.
D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
Câu 19: Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?
A. Nuôi cá để diệt bọ gậy.
B. Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn.
C. Nuôi mèo để diệt chuột.
D. Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa.
Câu 26: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?
A. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
B. Giảm khả năng tận dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các loài.
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.